Cách thiết kế chiếu sáng cho nhà bếp thêm ấm cúng

Phòng bếp chính là nơi giữ lửa cho ngôi nhà. Hiện nay, nhà bếp không chỉ là nơi nấu ăn đơn thuần mà nó được kết hợp luôn nhà ăn nữa, đây chính là nơi mọi người trong gia đình tụ họp sau thời gian làm việc và học tập. Ánh sáng là một yếu tố tác động đến thị giác, sức khỏe. Chính vì vậy, việc bố trí đèn chiếu sáng nhà bếp đúng cách sẽ giúp cho mọi người có những phút giây thư giãn và tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà nữa. Việc thiết kế chiếu sáng cho nhà bếp đòi hỏi người thiết kế phải có sự hiểu biết về kỹ thuật chiếu sáng, cộng thêm một chút nghệ thuật nữa sẽ giúp căn bếp trở thành nơi mà ai cũng muốn về.

Cách thiết kế chiếu sáng cho nhà bếp thêm ấm cúng - Ảnh 1

1. Nguyên tắc chọn đèn chiếu sáng cho nhà bếp

Vậy ánh sáng trong bếp phải đúng tiêu chuẩn cho chiếu sáng phòng bếp, theo tiêu chuẩn TCVN 7114:2008, độ rọi phù hợp cho nhà bếp, phòng ăn là ≥ 500 lux, chỉ số hoàn màu Ra ≥ 80. Điều này đảm bảo cho ánh sáng trong bếp một cách linh hoạt và đủ sáng cho các bà nội trợ để có thể đọc sách nấu ăn, tính toán hóa đơn…

Là không gian sum họp của gia đình nên chiếu sáng phòng bếp cũng cần phải đảm bảo vẻ ấm cúng, ánh sáng dịu nhẹ không gây chói mắt, phục vụ cho một bữa tối ấm áp của gia đình, hay một bữa tối lãng mạn dành riêng cho hai người. Các bạn nên chọn đèn LED thay vì chọn những đèn sợi đốt hay huỳnh quang. Ngoài việc đảm bảo những yêu cầu về chiếu sáng, nó còn giúp bạn tiết kiệm điện và chi phí sửa chữa vì đèn LED có độ bền và tuổi thọ vượt trội so với các đèn truyền thống mà xưa nay mọi người vẫn thường dùng.

Nếu bếp nhà bạn có cửa sổ quay về hướng bắc, bạn sẽ có nhiều ánh sáng mặt trời hơn vào ban ngày, thậm chí cả lúc xế chiều. Trong trường hợp này không đòi hỏi quá nhiều thiết bị chiếu sáng.

Bạn nên phác thảo sơ qua những khu vực sẽ hoạt động trong bếp: đảo bếp, mặt bàn làm đồ ăn, bàn ăn… Từ đó, bạn tính toán cụ thể mỗi khu vực cần loại ánh sáng nào: ánh sáng tổng hợp, ánh sáng bao quát hay ánh sáng tập trung, hay chỉ đơn thuần là ánh sáng trang trí. Ánh sáng tổng hợp và bao quát thường dùng cho cả căn phòng, ánh sáng tập trung dùng ở nơi người nội trợ thực hiện công việc, ánh sáng trang trí nên tập trung ở khu vực bàn ăn. Nếu chiếc bàn ăn kiêm thêm nhiệm vụ trong mỗi cuộc họp gia đình, nó cần cả ánh sáng bao quát và ánh sáng tập trung… Với sánh sáng tổng hợp cần dùng loại đèn tạo ra ánh sáng đều, êm dịu, không gây chói mắt. Đèn LED panel hay các loại đèn âm trần là loại đèn phù hợp nhất hiện nay. Kết hợp với bộ điều chỉnh quang thông với nhiều cấp độ sáng sẽ giúp căn bếp trở nên tiện dụng hơn trong nhiều công việc khác nhau. Với các loại đèn trang trí cho không gian ăn uống, các bạn có thể chọn các loại đèn chùm với những kiểu dáng đẹp mắt làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho khu vực bàn ăn.

Khu vực bếp lò và bồn rửa bát đòi hỏi được chiếu sáng vừa đủ thấp để có thể nấu nướng và làm sạch. Bằng cách bố trí thêm ánh sáng tinh tế, bạn sẽ tạo ra một sự chú ý đặc biệt đến khu vực bếp và bồn rửa bát.

Bàn làm bếp cũng có một vị trí riêng, nó giống như một thành phần độc lập. Với bàn bếp, đèn chiếu sáng là rất cần thiết, đặc biệt ở những nhà bếp lớn. Nếu được sử dụng một cách hiệu quả, những ánh đèn phía dưới tủ bếp có thể soi sáng cho bề mặt đá granite hay cẩm thạch của bàn bếp. Chiếu sáng còn mang lại hiệu quả làm cho thức ăn trông hấp dẫn hơn.

Nếu cầu kỳ hơn, bạn có thể nhấn nhá điểm chiếu sáng ở các hốc tường được bố trí cách nhau ở những vị trí đặc trưng. Có thể dùng đèn điện treo hoặc đèn treo nhiều ngọn cố định sẽ thêm vào một ít màu sắc, giúp không gian trông rộng hơn và tầm nhìn không còn bị che khuất.

Cuối cùng, hãy nhớ lựa chọn gạch ốp và phối màu. Gạch ốp tường màu tối cũng cần được chiếu sáng, cần phản chiếu hơn nữa hệ thống trang trí trong nhà bếp. Một nguyên tắc nữa của hệ thống chiếu sáng là dù ở bất kỳ không gian nào, bạn nên bổ sung các dụng cụ điều chỉnh độ sáng của đèn. Theo đó, không chỉ cho phép bạn dễ dàng thay đổi độ sáng tối mà còn là một cách để tiết kiệm điện hiệu quả.

2.  Một số ý tưởng thiết kế chiếu sáng cho nhà bếp

Sau đây là một số ý tưởng thiết kế với nhiều phong cách khác nhau để bạn có thể chọn sao cho phù hợp với phong cách không gian và sở thích của bạn:

Cách thiết kế chiếu sáng cho nhà bếp thêm ấm cúng - Ảnh 2

Cách thiết kế chiếu sáng cho nhà bếp thêm ấm cúng - Ảnh 2

Cách thiết kế chiếu sáng cho nhà bếp thêm ấm cúng - Ảnh 3

Cách thiết kế chiếu sáng cho nhà bếp thêm ấm cúng - Ảnh 4

Cách thiết kế chiếu sáng cho nhà bếp thêm ấm cúng - Ảnh 5

Cách thiết kế chiếu sáng cho nhà bếp thêm ấm cúng - Ảnh 6

Cách thiết kế chiếu sáng cho nhà bếp thêm ấm cúng - Ảnh 7

Cách thiết kế chiếu sáng cho nhà bếp thêm ấm cúng - Ảnh 8

Kết luận

Qua bài viết nay hy vọng các bạn có thêm được kiến thức khi thiết kế chiếu sáng cũng như chọn đèn chiếu sáng và trang trí cho nhà bếp cũng như nhà ăn của gia đình mình để không gian này trở nên ấp áp, vui vẻ và ngập tràn yêu thương.

Chiếu sáng OMLED