Nhiệt độ màu của đèn LED? Sự khác nhau giữa CCT & CRI?
Khi tìm hiểu về thông số của các loại đèn LED, Chúng ta đều biết đến hai thông số đó là nhiệt độ màu và độ hoàn màu của đèn LED. Nhưng chắc chắc không phải ai cũng hiểu rõ được nhiệt độ màu của đèn LED là gì? Sự khác nhau giữa CCT & CRI (Nhiệt độ màu & Độ hoàn màu) là như thế nào? Hãy cùng OMLED tìm hiểu qua bài viết này các bạn nhé!
1. Nhiệt độ màu là gì?
Nhiệt độ màu – Correlated Color Temperature (CCT) là một đại lượng đặc trưng cho ánh sáng, cho biết ánh sáng phát ra có màu gì, là ánh sáng ấm hay lạnh. Nhiệt độ màu được đo bằng đơn vị gọi là Kelvin(K). Mặc dù T là viết tắt của Temperature (nhiệt độ), nhưng CCT không đề cập đến nhiệt độ thực tế của nguồn sáng; Thay vào đó, nó mô tả nhiệt độ mà bạn làm nung nóng một vật thể có màu đen tuyệt đối (vd: sắt đen) để làm cho nó phát sáng trong và tạo ra màu sắc.
Để dễ hiểu hơn, ta có thể xét một ví dụ, nếu bạn nung một thanh sắt đến 2700K và so sánh với một nguồn sáng có CCT là 2700K, bạn sẽ thấy cả hai phát sáng với cùng một màu sắc.
Ánh sáng nóng & lạnh
Khi bạn nghe về thuật ngữ “nóng” và “lạnh” để mô tả ánh sáng, về màu sắc nóng lạnh có thể bạn đã biết, nhưng màu sắc tương ứng với chỉ số CCT lại hơi ngược. Cho ví dụ, màu cam là một màu nóng xuất hiện với CCT thấp, trong khi màu xanh là một màu lạnh với chỉ số CCT cao. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ số chạy từ nóng đến lạnh tương ứng với CCT từ thấp đến cao.
2. Độ hoàn màu là gì?
Độ hoàn màu – Color Rendering Index (CRI) đề cập đến cách mà nguồn sáng hiển thị màu sắc trên một vật thể hoặc một bề mặt nào đó. Giá trị tối đa của chị số CRI là 100, đồng nghĩa với việc nguồn sáng hiển thị ra màu sắc tương tự với ánh sáng tự nhiên vào ban ngày. Khi CRI cần xuống thấp thì khả năng hiển thị màu sắc càng sai lệch, và chúng không có giá chị tối thiểu, nếu chỉ số CRI đạt đến giá trị âm thì nguồn ánh sáng đang bóp méo hoàn toàn về màu sắc thật của vật thể.
Lấy ví dụ về nguôn sáng với CRI thấp đó là đèn Natri thấp áp, chúng phát ra một màu vàng nhạt gần như làm cho bạn không thể phân biệt được màu sắc.
>>> Xem thêm các sản phẩm: Đèn đường của OMLED.
3. Cách chọn đèn LED theo nhiệt độ màu CCT
Trong mỗi không gian chiếu sáng, nếu bố trí nguồn sáng có nhiệt độ màu thích hợp sẽ tạo cảm giác thoải mái cho gia chủ. Trong kỹ thuật chiếu sáng việc lựa chọn nhiệt độ màu là một yếu tố vô cùng quan trọng, ví dụ như đèn có ánh sáng màu vàng sẽ giúp ta nhận diện được chuyển động ở khoảng cách xa hơn là đèn có ánh sáng màu trắng, đèn đường có ánh sáng màu vàng sẽ giúp ta nhìn rõ hơn trong mưa… Sau đây là một số gợi ý về chọn nhiệt độ màu đèn trong thiết kế chiếu sáng.
– Nhiệt độ màu của ánh sáng ấm: Nhiệt độ màu < 3300K, cùng chỉ số bóng đèn dây tóc. Có màu đỏ, tạo cho mắt người cảm giác ấm, thoải mái, phù hợp dùng trong các gia đình, khách sạn, khu nghỉ duỡng và nơi cần độ cần bằng ánh sáng với nhiệt độ màu thấp.
– Nhiệt độ màu của ánh sáng trung tính: Nhiệt độ màu trong khoảng 3300K – 5300K, là loại ánh sáng mang tới cho mắt người cảm giác vui vẻ, lạc quan, an tâm, phù hợp dùng trong các cửa hàng shopping, khu trưng bày, bệnh viện, văn phòng, nhà hàng, các trạm chờ xe bus, xe liên tỉnh..
– Nhiệt độ màu của ánh sáng lạnh: Nhiệt độ màu đạt > 5300K,chỉ số gần bằng ánh sáng tự nhiên, mang tới cảm giác ánh sáng rõ ràng, cường độ sáng mạnh, giúp ta có thể tập trung tinh thần cao khi làm việc gì đó. Loại đèn có ánh sáng lạnh thường được sử dụng trong các công ty, khối văn phòng, phòng hội nghị, phòng thiết kế, thư viện, các khu vực triển lãm.
>>> Xem thêm sản phẩm: Đèn LED panel
Lời kết:
Qua bài viết này, các bạn có thể hiểu rõ được nhiệt độ màu và độ hoàn màu của đèn LED, qua đó bạn có thể biết cách lựa chọn cho mình những sản phẩm đèn chiếu sáng phù hợp nhất với mục đích của mình. Nếu có bất cứ thắc mắc gì các bạn có thể liên hệ với OMLED chúng tôi để được tư vấn và nhận được những giải pháp chiếu sáng tối ưu nhất! Chúc các bạn thành công!
– Chiếu sáng OMLED –